Kể từ khi tiến hành cuộc xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, Nga đã phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt kinh tế đáng kể đến từ Mỹ, EU và các quốc gia khác nhằm làm suy yếu khí tài chiến tranh của họ. Những biện pháp trừng phạt này bao gồm cắt giảm thu nhập từ dầu mỏ, đóng băng tài sản của các tỷ phú đầu sỏ chính trị (oligarch), và hạn chế Nga tiếp cận vũ khí.
Tuy vậy, khác xa với kỳ vọng của phương Tây, nền kinh tế của Nga đã thể hiện sự kiên cường, với đầu tàu là ngành công nghiệp và năng lượng, và quyền lực của Tổng thống Vladimir Putin ngày càng chắc chắn.
Lý do cho việc thiếu hiệu quả của những biện pháp trừng phạt quốc tế này, chủ yếu là những thách thức trong việc thực thi, sự phức tạp về chính trị, và mức độ cam kết khác nhau giữa các đồng minh. Những trở ngại về pháp lý và hậu cần, và việc thiếu đi một cách tiếp cận thống nhất, đã làm cho việc cô lập Nga về mặt kinh tế trở nên khó khăn.
Trong khi Phương Tây tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu mới, việc tác động lâu dài của những biện pháp này đối với Nga vẫn còn là một dấu hỏi.
Tình hình càng trở nên phức tạp vì Nga vẫn có khả năng tìm kiếm các thị trường và đối tác thay thế như Trung Quốc. Phương Tây cũng phải cân bằng chiến lược để kiểm soát giá năng lượng toàn cầu. Hiệu quả của các biện pháp trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu cũng bị thách thức bởi sự phản đối pháp lý từ các thực thể bị trừng phạt, cũng như các vấn đề chuyên môn nhằm việc thực thi các biện pháp này một cách toàn diện.